Những đạn xe tăng đầu tiên được dùng hồi thế chiến 2 Đạn xe tăng

APERS, anti-personnel, đạn chống bộ binh

Đây là đạn đầu tiên mà các xe bọc thépxe tăng sử dụng. Đạn này nay vẫn được Nga sử dụng rộng rãi nhưng phương Tây thì không được sử dụng nhiều. Đạn hộp bi 3Sh-7 được Liên Xô sản xuất nặng 23 kg, chứa 3,4 kg thuốc nổ RDX trộn nhôm, khi nổ bắn ra 4700-4800 mảnh 1,26g đi 1000 m/s. Sau này, các dạn này được bổ sung kíp nổ điện tử V-429E trong hệ thống Ainet. Khi đạn dược hệ thống nạp đạn tự động nhồi vào súng, một hệ thống điện tử không tiếp xúc lập trình cho ngòi nổ, đạn sẽ nổ theo khoảng cách yêu cầu. Điều này rất quan trọng khi bắn máy bay.

AP, Armour Piercing, đạn xuyên giáp

Hình vẽ cắt bổ một quả đạn AP.1 kim loại mềm nhẹ.2 hợp kim thép cứng khoan mục tiêu.3 liều nổ phá.4 ngòi.5 đai đạn (để miết vào rãnh xoắn).

Ban đầu, xe tăng bắn đạn trái phá như pháo tự hành tấn công. Sau đó, xe bắn đạn xuyên bằng thép đúc, liều nổ phá giảm đi, khối lượng đạn nhỏ để có đường đạn tốt. Đạn này sau phủ lớp kim loại mềm ở mũi để giảm phân tán lực xuyên của giáp nghiêng. Những cải tiến tiếp theo phủ một lớp kim loại nhẹ mềm dày mũi nhọn ở đầu, đằng sau là phần hợp kim thép cứng, đưa trọng tâm đạn ra sau, làm đường đạn bắn từ nòng xoắn tốt hơn.

Đạn được dùng rộng rãi cho các loại đại bác xuyên giáp trong Thế chiến 2. Đạn được người Đức phát kiến, sử dụng đầu tiên trong Hải quân đầu thế kỷ 1902.

APCR, Armour Piercing Composite Rigid, đạn xuyên giáp vật liệu phức hợp cứng

Trong trận chiến Maxcơva 1941 lần đầu tiên xuất hiện đạn lõi tỷ khối lớn do quân Đức sử dụng: một thanh volphram được bọc trong vỏ kim loại mềm, khi gặp giáp vỏ mềm tụt ở lại ngoài giáp. Người Nga tìm thấy đạn này trong xác xe sau trận đánh, ngay lập tức, toàn thế giới tổ chức ngăn chặn nguồn cung vonphram của Đức, chủ yếu từ Trung QuốcNam Mỹ. Đạn có lượng nhỏ hơn AP, sơ tốc cao hơn, đường đạn tốt hơn. Tỷ khối lớn cho phép sức xuyên tăng. So với đạn dưới cỡ nòng sau này, đạn APCR khi bay trong không khí mang theo cái vỏ bằng kim loại mềm nhẹ nên tổn thất vận tốc lớn.

Tên tiếng anh của APCR là High Velocity Armour Piercing (HVAP).

APCNR, Armour-piercing, composite non-rigid. Đạn xuyên giáp phức hợp không cứng

Trong Thế chiến 2 cũng có súng chống tăng nhỏ nòng nón bắn đạn dưới cỡ nòng đơn giản không cần vỏ nhẹ. Đạn có lõi mật độ cao nhưng vỏ mềm, đạn sẽ bị tóp nhỏ trong nòng nóng. Điều này làm giảm đường kính đạn. Nhược điểm là không tương thích với đại đa số pháo có nòng hình trụ, nòng chóng hỏng, không thể tăng động năng đạn. "Littlejohn adaptor: là đoạn tóp nhỏ nòng của quân Anh dùng cho pháo QF 2pounder (40 mm).